Trong ngành công nghiệp ứng dụng di động, re-engagement (Tái tương tác) đề cập đến việc kết nối lại với người dùng đã tải xuống một ứng dụng nhưng không còn sử dụng một cách tích cực. Quá trình này có thể bao gồm những người dùng đã không mở ứng dụng trong một khoảng thời gian nhất định, hoặc chưa hoàn thành các hành động hay giao dịch cụ thể trong ứng dụng. Mục tiêu của re-engagement là khuyến khích người dùng sử dụng lại ứng dụng, giữ họ ở vai trò người dùng tích cực cũng như tăng giá trị vòng đời sử dụng.
Tái kết nối với người dùng có vai trò quan trọng đối với bất kỳ ứng dụng di động nào, vì nó giúp giữ chân người dùng và tăng giá trị vòng đời sử dụng của họ. Người dùng càng gắn kết với một ứng dụng, họ càng có khả năng tiếp tục sử dụng cũng như thực hiện các giao dịch trong đó. Ngoài ra, các chiến dịch re-engagement có thể giúp tăng tỷ lệ giữ chân người dùng và giá trị vòng đời sử dụng của họ, từ đó thúc đẩy tăng trưởng về mặt doanh thu.
Một trong những lý do chính khiến re-engagement đóng vai trò quan trọng là khả năng giảm tỷ lệ churn. Tỷ lệ churn (Churn rate) đề cập đến phần trăm người dùng ngừng sử dụng một ứng dụng trong một khoảng thời gian nhất định. Tỷ lệ churn cao có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự thành công của một ứng dụng, vì điều đó có nghĩa là nhiều người dùng đang cần sự giúp đỡ để tìm thấy giá trị trong ứng dụng, hay thậm chí là chọn ngừng sử dụng nó. Các chiến dịch tái tương tác có thể giảm tỷ lệ churn bằng cách nhắc nhở người dùng về giá trị của ứng dụng đồng thời khuyến khích họ tiếp tục sử dụng.
Một lý do khác khiến re-engagement quan trọng là khả năng giúp tăng cường giá trị vòng đời sử dụng (Lifetime value) của người dùng. Giá trị vòng đời là tổng giá trị mà một người dùng mang lại cho ứng dụng trong thời gian sử dụng của họ. Việc tăng giá trị vòng đời sử dụng của người dùng rất quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng doanh thu của ứng dụng. Các chiến dịch tái tương tác có thể tăng giá trị vòng đời sử dụng của người dùng bằng cách khuyến khích họ thực hiện các giao dịch trong ứng dụng, hoặc hoàn thành các hành động khác mang lại giá trị cho nó.
1. Sử dụng thông báo đẩy (Push notification): Thông báo đẩy là một phương pháp tuyệt vời để nhắc nhở người dùng về ứng dụng và khuyến khích họ mở nó. Thông báo đẩy được cá nhân hóa và gửi đúng thời điểm có thể giúp tăng tỷ lệ mở ứng dụng.
2. Gửi tin nhắn nhắm mục tiêu trong ứng dụng: Tin nhắn trong ứng dụng cũng là một phương pháp tuyệt vời khác để giao tiếp với người dùng đã tương tác với ứng dụng. Tin nhắn nhắm mục tiêu có thể được sử dụng để khuyến khích người dùng thực hiện các hành động cụ thể hoặc giao dịch trong ứng dụng.
3. Đề xuất ưu đãi: Việc cung cấp giảm giá hoặc ưu đãi đặc biệt có thể khuyến khích một lượng đáng kể người dùng tương tác lại với ứng dụng. Một số ví dụ về ưu đãi bao gồm ưu đãi có thời hạn, chương trình trung thành hoặc tiền thưởng cho giới thiệu ứng dụng.
4. Sử dụng quảng cáo nhắm mục tiêu lại: Quảng cáo nhắm mục tiêu lại (Retargeting ad) có thể được sử dụng để tiếp cận người dùng đã từng thể hiện niềm quan tâm đối với ứng dụng nhưng chưa tiến hành tải về. Quảng cáo này có thể được sử dụng để nhắc nhở người dùng về ứng dụng và khuyến khích họ tải về.
5. Khuyến khích phản hồi và đánh giá từ người dùng: Khuyến khích người dùng để lại phản hồi và đánh giá có thể giúp tăng khả năng hiển thị của ứng dụng đồng thời tăng độ thu hút của chúng trong mắt người dùng tiềm năng.