Thông báo trong ứng dụng là gì?
Thông báo trong ứng dụng (In-app notification) là một cảnh báo hoặc tin nhắn xuất hiện bên trong một ứng dụng, được sử dụng để thông báo cho người dùng về sự kiện, cập nhật hoặc các thông tin liên quan khác khi họ đang hoạt động trong ứng dụng. Thông báo trong ứng dụng có thể xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, như thông báo dạng banner xuất hiện ở đầu hoặc đáy màn hình, thông báo toàn màn hình hay thông báo modal yêu cầu người dùng tương tác với tin nhắn trước khi tiếp tục. Các thông báo này có thể được kích hoạt bởi hành động của người dùng, thay đổi trong ứng dụng hoặc hệ thống hoặc thậm chí là sự kiện được lên lịch trước đó.
Thông báo trong ứng dụng vs. Thông báo đẩy
Thông báo trong ứng dụng và thông báo đẩy là hai loại thông báo di động đều được sử dụng để giao tiếp với người dùng, nhưng chúng khác nhau ở một số điểm sau.
Thông báo trong ứng dụng là cảnh báo xuất hiện bên trong một ứng dụng, thường là kết quả của hoạt động của người dùng hoặc cập nhật ứng dụng. Chúng được giới hạn trong ứng dụng mà chúng xuất hiện và chỉ có thể thấy khi người dùng mở ứng dụng.
Mặt khác, thông báo đẩy là những tin nhắn được gửi từ một ứng dụng hoặc máy chủ đến thiết bị của người dùng, ngay cả khi ứng dụng không được sử dụng. Chúng xuất hiện dưới dạng banner hoặc cảnh báo trên màn hình khóa hoặc màn hình chính của thiết bị, đồng thời có thể đi kèm với âm thanh hoặc âm rung. Thông báo đẩy được thiết kế với vai trò là một phương tiện giao tiếp có tính xâm phạm hơn, nhằm mục đích khuyến khích người dùng mở ứng dụng và thực hiện hành động.
Ngoài ra, thông báo trong ứng dụng thích hợp nhất để giao tiếp với người dùng đã tương tác với ứng dụng, trong khi thông báo đẩy thích hợp nhất để kích thích họ quay lại với ứng dụng.
How can in-app notifications benefit marketers?
- Tăng trưởng tương tác của người dùng: Thông báo trong ứng dụng là một phương pháp tuyệt vời để tăng cường tương tác và giữ cho người dùng quan tâm đến ứng dụng. Bằng cách cung cấp thông tin phù hợp và kịp thời trực tiếp trong ứng dụng, nhà phát triển có thể giữ người dùng tương tác và quay lại sử dụng nhiều hơn. Ví dụ, việc gửi thông báo về nội dung mới, khuyến mãi, hoặc các phiên bản cập nhật mới có thể giữ cho người dùng quan tâm và đầu tư thời gian vào ứng dụng.
- Tăng tỷ lệ giữ chân người dùng: Thông báo trong ứng dụng cũng có thể được sử dụng để tăng khả năng giữ chân người dùng. Bằng cách gửi thông báo về tính năng hoặc cập nhật mới, doanh nghiệp có thể giữ người dùng tương tác và quay lại ứng dụng. Thông báo đều đặn cũng có thể giúp nhắc nhở người dùng về giá trị mà ứng dụng của bạn mang lại, từ đó tăng tỷ lệ giữ chân.
- Thúc đẩy chuyển đổi: Thông báo trong ứng dụng cũng là một công cụ hữu ích để thúc đẩy chuyển đổi. Bằng cách gửi thông báo về khuyến mãi đặc biệt, ưu đãi có hạn, hoặc giao dịch độc quyền, nhà phát hành có thể khuyến khích người dùng thực hiện một giao dịch. Định rõ đối tượng thông báo cho từng người dùng dựa trên hành vi của họ đồng thời cũng giúp doanh nghiệp tăng cơ hội chuyển đổi.
- Cá nhân hóa trải nghiệm người dùng: Thông báo trong ứng dụng có thể được cá nhân hóa cho từng người dùng, từ đó tạo ra một trải nghiệm độc đáo. Bằng cách sử dụng dữ liệu và hành vi của người dùng, doanh nghiệp có thể gửi thông báo chuyên biệt cho từng người dùng, làm cho trải nghiệm trở nên cá nhân hóa và hấp dẫn hơn.
Ưu điểm của thông báo trong ứng dụng đối với nhà quảng cáo
- Tính tương quan cao: Cần đảm bảo rằng thông báo trong ứng dụng được phát đi có liên quan trực tiếp đến người dùng. Nội dung của thông báo nên phù hợp với sở thích, hành vi hoặc hành động của người dùng trong ứng dụng. Người dùng sẽ có khả năng tương tác và thực hiện các hành động với các thông báo mà họ cảm thấy có liên hệ với bản thân.
- Thời điểm phù hợp: Thời gian có vai trò rất quan trọng đối với thông báo trong ứng dụng. Hãy đảm bảo rằng các thông báo được gửi vào thời điểm phù hợp, chẳng hạn như khi người dùng có khả năng sử dụng ứng dụng. Những thông điệp được truyền tải đúng thời điểm có thể tăng khả năng người dùng thấy và tương tác với chúng.
- Chọn lọc đối tượng phù hợp: Nhắm mục tiêu người dùng cụ thể dựa trên hành vi hoặc hành động trong ứng dụng có thể tăng tính liên quan của thông báo cũng như khả năng chuyển đổi.
- Tính cá nhân hóa: Thông báo được cá nhân hóa cũng là yếu tố quan trọng giúp chiến dịch thông báo trong ứng dụng đạt được kết quả tích cực. Khả năng tùy chỉnh theo từng cá nhân giúp thông báo trong ứng dụng trở nên phù hợp và cuốn hút hơn, từ đó nâng cao trải nghiệm người dùng. Nhà phát hành có thể sử dụng dữ liệu người dùng và hành vi để gửi thông báo cụ thể đến từng cá nhân.
- Thử nghiệm A/B: Hãy thử nghiệm tin nhắn và nội dung sáng tạo được sử dụng trong các thông báo trong ứng dụng và phát triển dựa trên kết quả thu được từ chúng. Doanh nghiệp cần liên tục làm rõ và cải thiện thông báo trong ứng dụng để đảm bảo tính hiệu quả và hấp dẫn, cũng thực hiện các thay đổi dựa trên kết quả thu thập từ thử nghiệm A/B.