Average revenue per user (ARPU) - Doanh thu trung bình trên mỗi khách hàng
Average revenue per user (ARPU) - Doanh thu trung bình trên mỗi khách hàng
Doanh thu trung bình trên mỗi người dùng (Average revenue per user - ARPU) là chỉ số tính toán doanh thu mà doanh nghiệp thu được trên mỗi người dùng trong một khoảng thời gian cụ thể, thường là một tháng hoặc một quý, bằng cách chia tổng doanh thu cho số lượng người dùng hoặc khách hàng.

ARPU là gì?

Doanh thu trung bình trên mỗi người dùng (Average Revenue Per User - ARPU) là chỉ số dùng để đo lường doanh thu mà một doanh nghiệp thu được trên mỗi người dùng hoặc khách hàng. ARPU thường được sử dụng trong các công ty viễn thông hoặc công nghệ, cũng như trong các doanh nghiệp kiếm tiền dựa trên mô hình đăng ký, để đo lường hiệu suất của các chiến lược định giá và nỗ lực thu hút khách hàng. Nó cũng có thể được sử dụng để so sánh hiệu suất của các sản phẩm hoặc dịch vụ khác nhau trong một công ty.

Công thức tính chỉ số ARPU

Để tính ARPU, bạn cần biết tổng doanh thu mà một doanh nghiệp thu được và số lượng khách hàng hoặc người dùng trong khoảng thời gian cụ thể đó. Công thức tính như sau:

Doanh thu trung bình trên mỗi khách hàng = Tổng doanh thu/Tổng số khách hàng hoặc người dùng

Ví dụ, nếu một doanh nghiệp có doanh thu $100,000, với 10,000 khách hàng trong một tháng thì chỉ số ARPU sẽ là: $100,000 / 10,000 = $10

Kết quả trên cho thấy doanh nghiệp đã tạo ra trung bình $10 doanh thu trên mỗi khách hàng trong tháng. Chỉ số này rất hữu ích trong việc xác định xu hướng chi tiêu của khách hàng cũng như so sánh hiệu suất của các sản phẩm hoặc dịch vụ khác nhau trong cùng một công ty.

Cần lưu ý rằng khoảng thời gian được sử dụng để tính ARPU có thể thay đổi, và việc xác định rõ khoảng thời gian trong khi tính toán rất quan trọng. Ngoài ra, marketer nên sử dụng cùng một đơn vị đo khi tính ARPU, có thể là đô la hoặc bất kỳ đơn vị tiền tệ nào khác.

LTV vs. ARPU

Giá trị vòng đời (Lifetime Value - LTV) và ARPU đều là những chỉ số được sử dụng để đo lường hiệu suất của một doanh nghiệp, nhưng chúng so sánh các khía cạnh khác nhau.

LTV dự đoán lợi nhuận ròng được gán cho mối quan hệ tương lai của một khách hàng. Chỉ số này được tính bằng cách nhân giá trị mua trung bình của mỗi giao dịch với số lượng giao dịch mỗi năm và thời gian giữ chân trung bình (theo năm). LTV là một chỉ số quan trọng đối với các doanh nghiệp có mô hình doanh thu định kỳ, giúp họ hiểu giá trị của việc thu hút và giữ chân khách hàng qua thời gian.

ARPU, ngược lại, đo lường doanh thu mà một doanh nghiệp tạo ra cho mỗi người dùng hoặc khách hàng trong một khoảng thời gian cụ thể, thường là một tháng hoặc một quý. Ngoài ra, ARPU có thể được tính bằng cách chia tổng doanh thu cho số lượng người dùng hoặc khách hàng.

Tại sao ARPU lại có vai trò quan trọng?

Một trong những lợi ích chính của việc theo dõi ARPU là nó cho phép các nhà quảng cáo nhận biết xu hướng chi tiêu của khách hàng. Ví dụ, nếu ARPU tăng, khách hàng có thể đang chi trả nhiều hơn cho sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty, điều này có thể là một dấu hiệu tích cực cho doanh nghiệp. Ngược lại, ARPU giảm có thể cho thấy khách hàng đang chi trả ít hơn và doanh nghiệp cần phải hành động kịp thời để cải thiện sự tương tác và chi tiêu của khách hàng.

Một khía cạnh hữu ích khác của ARPU là chỉ số này so sánh hiệu suất của các sản phẩm hoặc dịch vụ khác nhau trong cùng một công ty. Bằng cách so sánh ARPU của các sản phẩm hoặc dịch vụ khác nhau, doanh nghiệp có thể xác định sản phẩm nào tạo ra nhiều doanh thu nhất và sản phẩm nào có thể cần cải thiện.

Ngoài ra, ARPU còn được sử dụng để đánh giá hiệu quả của các chiến lược giá cả. Ví dụ, nếu ARPU thấp, có thể giá của các sản phẩm hoặc dịch vụ đang được đặt quá cao và doanh nghiệp cần xem xét giảm giá. Ngược lại, ARPU cao có thể là minh chứng cho việc giá dịch vụ hoặc sản phẩm đang ở ngưỡng phù hợp và doanh nghiệp có thể xem xét việc tăng giá.

Cuối cùng, ARPU cũng đóng vai trò quan trọng đối với những nỗ lực thu hút và giữ chân khách hàng. Bằng cách thấu hiểu doanh thu tạo ra trên từng người dùng, marketer có thể đưa ra đánh giá tốt hơn về ROI của các kênh thu hút khác nhau và các chiến lược giữ chân khách hàng. Với dữ liệu này, công ty có thể đưa ra quyết định tốt hơn về phân phối nguồn lực và cải thiện phương pháp giữ chân khách hàng hiệu quả.

Các nhà quảng cáo di động có thể cải thiện ARPU bằng cách nào?

Có nhiều cách mà các nhà quảng cáo di động có thể cải thiện ARPU. Một số chiến lược bao gồm:

  • Cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng: marketer có thể tăng cường tương tác và chi tiêu của khách hàng bằng cách cá nhân hóa các trải nghiệm trên ứng dụng. Phương pháp này có thể được đạt được thông qua các chiến dịch khuyến mãi nhắm mục tiêu, nội dung được cá nhân hóa và gợi ý dựa trên các mua sắm trước đó.
  • Mô hình đăng ký: Nhà quảng cáo có thể tăng doanh thu bằng cách cung cấp các dịch vụ dựa trên đăng ký như quyền truy cập vào nội dung, tính năng hoặc các ưu đãi. Phương pháp này tạo ra doanh thu đều đặn từ mỗi người dùng, từ đó đóng góp vào doanh thu định kỳ và tăng tỉ lệ ARPU.
  • Mua sắm trong ứng dụng: Bằng cách cung cấp các tùy chọn mua sắm trong ứng dụng, doanh nghiệp có thể tăng doanh thu bằng cách cho phép khách hàng mua sắm thêm nội dung, tính năng hoặc các vật phẩm ảo.
  • Chương trình khách hàng trung thành: Các chương trình khách hàng trung thành có thể giúp tăng tỷ lệ giữ chân và chi tiêu của khách hàng. Doanh nghiệp có thể thiết lập các chương trình khách hàng trung thành thông qua việc thưởng cho các giao dịch mua sắm lặp lại hoặc các khuyến mãi khác để củng cố lòng trung thành của người dùng.
  • Thử nghiệm A/B cho chiến lược giá: Các nhà quảng cáo di động có thể thử nghiệm các chiến lược giá khác nhau để tìm ra chiến lược hiệu quả nhất. Phương pháp thử nghiệm A/B có thể mang lại cái nhìn để xác định điểm giá, giảm giá hoặc các ưu đãi đặc biệt nào tạo ra nhiều doanh thu nhất.
  • Kiếm tiền thông qua quảng cáo trong ứng dụng: Bằng cách hiển thị quảng cáo trong ứng dụng di động, nhà phát hành có thể tạo ra doanh thu bổ sung khi cung cấp thêm gói trải nghiệm không bị làm phiền bởi quảng cáo cho người dùng.

Subscribe to the newsletter for marketing trends, insights, and strategies.
Get a mail whenever a new article is uploaded.
Thank you! Your submission has been received!
Oops! Something went wrong while submitting the form.

Liên hệ ngay

Tìm hiểu cách bứt phá tăng trưởng
cho ứng dụng.
Đăng ký ngay để nhận insight hàng tuần từ 20.000+ chuyên gia marketer hàng đầu về ứng dụng
Thank you! Your submission has been received!
Oops! Something went wrong while submitting the form.