Ad unit (Đơn vị quảng cáo)
Ad unit (Đơn vị quảng cáo)
Đơn vị quảng cáo (Ad unit) là những khu vực cụ thể trên trang web, ứng dụng di động và các nền tảng kỹ thuật số khác nơi quảng cáo được hiển thị. Các đơn vị này có nhiều hình thức khác nhau và đóng vai trò quan trọng trong chiến lược kiếm tiền của các nhà quảng cáo.

Ad unit là gì? 

Khái niệm Ad unit đề cập đến các không gian quảng cáo đơn lẻ được đặt trong các nền tảng kỹ thuật số. Mỗi trang web hoặc ứng dụng di động có thể chỉ định vị trí, số lượng, định dạng và loại ad unit được sử dụng. Khi những không gian này được tạo ra và mở cho đấu giá, ad server chạy qua giao diện của chúng để chọn quảng cáo phù hợp nhất, từ đó đưa lên hiển thị trong mỗi ad unit. Mỗi ad unit và ad creative đều được mã hóa để các đối tác quảng cáo, marketers hay các công cụ phân tích có thể theo dõi hoạt động của chúng.

Đăng quảng cáo trên ad unit có thể là một công cụ hữu ích để kiếm lợi nhuận và tăng nhận thức về thương hiệu. Mức độ lợi nhuận và tăng trưởng sẽ phụ thuộc vào lượng traffic có giá trị mà quảng cáo giữ lại, đồng thời cũng được sử dụng để đo lường hiệu quả của chiến dịch quảng cáo.

Các dạng Ad unit phổ biến

Ad unit có rất nhiều định dạng và chủng loại phong phú, cho phép nhà quảng cáo có thể chọn bất kỳ dạng nào phù hợp với bối cảnh và đối tượng khách hàng mục tiêu. Mỗi ad unit phục vụ một quảng cáo đều được thanh toán, và mức giá sẽ thay đổi tùy theo định dạng. Dưới đây là một số dạng ad unit phổ biến nhất. 

Banner

Quảng cáo banner là một trong những dạng quảng cáo phổ biến và dễ triển khai nhất. Đây là một quảng cáo hình chữ nhật được hiển thị ở phía trên hay phía dưới của một ứng dụng hoặc trang web, đồng thời duy trì hiển thị trên màn hình khi người dùng tương tác với trang. Chúng có thể chứa văn bản, hình ảnh hoặc các dạng media phức tạp hơn như video,... 

Overlay

Quảng cáo overlay (lớp phủ) sẽ xuất hiện trên đầu màn hình của người dùng và che phủ nội dung phía dưới. Chúng có thể bao gồm hình ảnh, video hoặc văn bản, thường là những nội dung có thể thu hút sự chú ý của người dùng ngay từ cái nhìn đầu tiên. Có một số biến thể của quảng cáo overlay như sau:

  • Quảng cáo overlay khi mở ứng dụng: Quảng cáo nảy lên trên màn hình của người dùng khi họ mở hoặc chuyển tab lại về ứng dụng và chiếm toàn bộ màn hình. Quảng cáo mở rộng khi được nhấp vào, nhưng người dùng cũng có thể lựa chọn nút để ẩn nó. screen when they open or switch back into the app and takes up the entire screen. The ad expands when clicked on, but users also have a button to hide it.  
  • Quảng cáo overlay với banner đồng hành: Thường được sử dụng trên nền tảng YouTube - những quảng cáo này là những biểu ngữ hình chữ nhật xuất hiện ở dưới của video YouTube đang được phát. Chúng mở rộng khi tương tác, nhưng người dùng cũng có khả năng ẩn chúng. 

Native

Native ad hay quảng cáo tự nhiên được tạo ra sao cho chúng hoàn toàn hòa mình với phần còn lại của website hoặc nội dung ứng dụng. Các quảng cáo này được thiết kế một cách có chủ đích để trông mượt mà với mọi thứ khác đang hiển thị, từ đó mang lại cảm giác tự nhiên và hữu ích hơn. Chúng ít xâm phạm và thường nhận được tương tác tốt hơn so với quảng cáo truyền thống.

Rewarded

Quảng cáo kèm phần thưởng yêu cầu sự tương tác của người dùng với quảng cáo, nơi họ sẽ được trao một phần thưởng nào đó sau khi hoàn thành nhiệm vụ đề ra. Loại này chủ yếu được sử dụng cho quảng cáo trong ứng dụng, người dùng có thể được yêu cầu xem một video, hoàn thành một cuộc khảo sát hoặc chơi một trò chơi nhỏ để đổi lấy phần thưởng. Quảng cáo cho phép chơi thử (Playable ads) như các mini-games trong ứng dụng hay offerwall là các biến thể của loại này.

Interstitial

Interstitial ad (Quảng cáo toàn màn hình hoặc quảng cáo xen kẽ) là các quảng cáo chiếm toàn bộ giao diện của ứng dụng hoặc trang web. Chúng thu hút sự chú ý của người dùng bằng cách xuất hiện giữa nội dung tại các điểm chuyển tiếp hoặc giải nghỉ, như giữa các cấp độ trò chơi. Loại quảng cáo này thường được căn giữa màn hình trên trang web và chiếm toàn bộ màn hình trên ứng dụng, đảm bảo độ hiển thị tối đa.

Video

Ad unit có một dạng riêng biệt được chỉ định cho quảng cáo video, vốn đang ngày càng phổ biến trên các dịch vụ phát sóng như YouTube và mang lại cho người dùng trải nghiệm tương tác hơn so với quảng cáo tĩnh. Các ad unit dạng video xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau: 

  • Quảng cáo trong luồng phát có thể bỏ qua được (Skippable in-stream ads): Những quảng cáo này xuất hiện giữa, trước hoặc sau một video và người dùng có thể bỏ qua quảng cáo sau vài giây.
  • Quảng cáo trong luồng phát không thể bỏ qua được (Non-skippable in-stream ads): Những quảng cáo này cũng xuất hiện giữa, trước hoặc sau một video, nhưng người dùng không có khả năng bỏ qua, vì vậy họ phải xem toàn bộ thông điệp. Thông thường, chúng có độ dài giới hạn từ 15-20 giây. 
  • Quảng cáo đệm (Bumper ad ): Đây là những video rất ngắn và nhanh chóng xuất hiện giữa, trước hoặc sau một video trong các điểm transition. Chiều dài tối đa cho quảng cáo bumper trên YouTube là 6 giây. 
  • Quảng cáo video ngoài luồng phát (Outstream ad): Quảng cáo video ngoài luồng phát chỉ hiển thị trên thiết bị di động và thường xuất hiện dưới dạng biểu ngữ, quảng cáo lớn giữa nội dung, hoặc native ad. Chúng tự động phát khi người dùng gặp quảng cáo nhưng không có âm thanh. Video có thể được bật âm thanh và tương tác nếu người dùng muốn.
  • Quảng cáo trong feed (In-feed ad): In-feed video ads are shown in search results or feeds. They typically use the same format as the rest of the content on display, with a title and thumbnail preview of the ad. 
  • Quảng cáo masthead: Quảng cáo masthead xuất hiện như video đầu tiên trên trang chủ hoặc màn hình chính của ứng dụng. Chúng xuất hiện ở phía trên màn hình và tự động phát mà không có âm thanh, với tùy chọn bật âm thanh. Loại quảng cáo này có giá cao và quy mô lớn nhưng khá hiệu quả trong việc đem đến một lượng lớn người xem trong khoảng thời gian ngắn.

Làm thế nào để chọn ra ad unit phù hợp? 

Sử dụng đúng loại quảng cáo là điều hết sức quan trọng đối với marketer, nhất là khi có rất nhiều tùy chọn khả dụng cũng như khả năng làm phiền đến người dùng. Nhà quảng cáo cần lựa chọn định dạng và kích thước phù hợp với thương hiệu và mục tiêu chiến dịch, nhằm đạt được ấn tượng tích cực từ người dùng cũng như tăng tính hiệu quả của nội dung. Giữ ngân sách quảng cáo trong phạm vi cho phép cùng tỷ lệ ROI (return on investment) cao cũng rất cần thiết.

Sau khi quảng cáo được xuất bản, việc theo dõi hiệu suất cũng có vai trò quan trọng. Marketer nên theo dõi hiệu suất quảng cáo bằng cách sử dụng các công cụ phân tích trang phép và đối tác đo lường di động (MMP) như Airbridge. Những công cụ này có thể giúp theo dõi một cách chính xác và cung cấp các chỉ số cá nhân hóa, hỗ trợ các chiến dịch marketing trong tương lai.

Subscribe to the newsletter for marketing trends, insights, and strategies.
Get a mail whenever a new article is uploaded.
Thank you! Your submission has been received!
Oops! Something went wrong while submitting the form.

Liên hệ ngay

Tìm hiểu cách bứt phá tăng trưởng
cho ứng dụng.
Đăng ký ngay để nhận insight hàng tuần từ 20.000+ chuyên gia marketer hàng đầu về ứng dụng
Thank you! Your submission has been received!
Oops! Something went wrong while submitting the form.